Bọc răng sứ bị ê buốt là tình trạng khá phổ biến mà nhiều người gặp phải. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và có những cách khắc phục nào không? Bngcare.com sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Nguyên nhân gây nên bọc răng sứ bị ê buốt
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ê buốt sau khi bọc răng sứ, khiến nhiều người gặp khó khăn trong sinh hoạt.
Mài răng sai kỹ thuật
Để bọc sứ, bác sĩ cần mài răng thật nhỏ để tạo khoảng trống cho mão sứ. Tuy nhiên nếu mài quá sâu hoặc sai góc độ, lớp ngà và tủy răng dễ bị lộ ra. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy ê buốt ngay sau khi bọc sứ.
Bên cạnh đó nếu răng không được mài đúng tỷ lệ, mão sứ có thể không khớp với răng thật. Điều này làm tăng áp lực lên hàm khi nhai, gây ra cảm giác khó chịu, thậm chí ê buốt kéo dài.

Gắn răng sứ không đúng kỹ thuật
Gắn sứ không đúng kỹ thuật có thể gây cộm, lệch khớp cắn và ê buốt kéo dài. Nếu mão sứ lỏng lẻo, vi khuẩn dễ xâm nhập, gây viêm nhiễm. Sai sót trong lắp sứ cũng khiến lực nhai phân bổ không đề, ảnh hưởng đến răng thật. Vì vậy bạn cần chọn nha khoa uy tín để đảm bảo kỹ thuật chính xác.
Tủy răng bị ảnh hưởng
Khi tủy bị ảnh hưởng, mô mềm bên trong răng bị tổn thương. Vấn đề này sẽ dẫn đến việc vi khuẩn xâm nhập gây viêm và ê buốt. Nếu không điều trị kịp thời, viêm tủy có thể lan rộng, gây nhiễm trùng nghiêm trọng.

Do chất lượng xi măng kém
Xi măng đóng vai trò như keo dán chuyên dụng, giúp cố định mão sứ chắc chắn trên răng thật và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Nếu sử dụng loại kém chất lượng, độ bám dính không đủ mạnh, dễ bị bong tróc hoặc tạo ra khoảng hở giữa răng và mão sứ.
Khoảng trống này là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập và dẫn đến cảm giác bọc răng sứ bị ê buốt. Ngoài ra, một số loại keo dán có thành phần hóa chất có thể gây kích ứng tủy.
Răng sứ không khớp với răng thật
Khi sứ không khớp với răng thật, khoảng trống giữa chúng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Vi khuẩn sẽ tích tụ lại gây viêm nhiễm và làm cho nướu bị sưng, đau.

Dấu hiệu cảnh báo ê buốt sau khi bọc răng sứ
Sau khi bọc răng sứ, nếu bạn gặp phải các dấu hiệu dưới đây, có thể đây là những cảnh báo về tình trạng ê buốt cần chú ý:
- Cảm giác ê buốt khi ăn những đồ nóng hoặc lạnh.
- Đau nhức kéo dài sau khi bọc sứ.
- Răng cảm thấy yếu và không chắc chắn.
- Nướu đỏ, sưng hoặc chảy máu.
- Cảm giác đau hàm khi cắn hoặc nhai.
Cách khắc phục ê buốt khi bọc răng sứ
Bọc răng sứ bị ê buốt phải làm sao? Nếu như bạn gặp phải tình trạng này thì đừng lo lắng, vì có nhiều cách để giúp bạn khắc phục. Một vài giải pháp mà bạn nên áp dụng như:
Điều chỉnh răng sứ
Đây là một cách để khắc phục tình trạng không vừa khít hoặc sai lệch khớp cắn. Bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh sao cho sứ khớp hoàn toàn với răng thật, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
Sau khi điều chỉnh, răng sứ sẽ cảm giác tự nhiên và giảm tình trạng khó chịu khi ăn nhai. Nếu không được điều chỉnh kịp thời, tình trạng ê buốt có thể kéo dài và gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Sử dụng thuốc giảm đau
Nếu sau khi bọc răng sứ bị ê buốt, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau tạm thời. Thuốc giảm đau giúp làm dịu cơn đau nhanh chóng và giảm cảm giác khó chịu. Bạn có thể sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn trên bao bì. Nếu cơn đau kéo dài, bạn nên đến gặp nha sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Giảm ê buốt tại nhà
Để giảm ê buốt tại nhà, bạn có thể sử dụng kem đánh dành cho răng nhạy cảm. Bạn nên dùng nước muối ấm để súc miệng, giúp làm dịu tình trạng ê buốt và giảm viêm nướu.
Ngoài ra bạn cùng nên tránh ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Một mẹo khác bạn có thể áp dụng là chườm lạnh bên ngoài má để làm dịu cơn đau và giảm sưng nướu.
Thăm khám nha sĩ ngay lập tức
Nếu bọc răng sứ bị ê buốt kéo dài, bạn nên thăm khám nha sĩ ngay lập tức. Nha sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sứ và xác định xem có bất kỳ bất thường nào không. Bạn nên thăm khám sớm để phát hiện các vấn đề tiềm ẩn và ngăn ngừa tình trạng xấu đi. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn lời khuyên cùng phương pháp điều trị phù hợp.
Lời kết
Như vậy, bọc răng sứ bị ê buốt là vấn đề không hiếm gặp. Nhưng nếu nếu hiểu rõ nguyên nhân và biết cách xử lý, bạn hoàn toàn có thể khắc phục và sở hữu nụ cười rạng rỡ. Nếu như bạn vẫn còn thắc mắc thì đừng ngần ngại để lại câu hỏi cho Bngcare.com nhé.